Tế bào gốc

07.08.2023 12:54 sáng

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc (Stem cells) là nguyên liệu thô của cơ thể – là tế bào đầu tiên mà từ đó trải qua quá trình biệt hóa để tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau có chức năng chuyên biệt trong cơ thể, chẳng hạn như tế bào máu, tế bào não, tế bào cơ tim hoặc tế bào xương. Không có tế bào nào khác ngoài tế bào gốc có khả năng tự nhiên để tạo ra nhiều loại tế bào mới.

Các loại tế bào gốc

  • Tế bào gốc phôi (Embryonic stem cells): Các tế bào gốc này đến từ phôi thai từ 3 đến 5 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, phôi được gọi là phôi nang bào (blastocys) và có khoảng 150 tế bào. Đây là các tế bào gốc đa năng (pluripoten), chúng có thể phân chia thành nhiều tế bào gốc hơn hoặc có thể trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Tính linh hoạt này cho phép các “tế bào gốc phôi” được sử dụng để tái tạo hoặc sửa chữa các mô và cơ quan bị bệnh (y học tái tạo)
  • Tế bào gốc trưởng thành (Adult stem cells): Những tế bào gốc này được tìm thấy với số lượng nhỏ trong hầu hết các mô trưởng thành, chẳng hạn như tủy xương hoặc trong mỡ. So với “tế bào gốc phôi”, “tế bào gốc trưởng thành” có khả năng hạn chế hơn trong việc tạo ra các tế bào khác nhau của cơ thể. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng “tế bào gốc trưởng thành” chỉ có thể tạo ra các loại tế bào tương tự. Ví dụ, các tế bào gốc cư trú trong tủy xương chỉ có thể tạo ra các tế bào máu. Tuy nhiên, gần đầy những bằng chứng mới cho thấy rằng tế bào gốc trưởng thành có thể tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau. Ví dụ, tế bào gốc tủy xương cũng có thể tạo ra các tế bào xương hoặc cơ tim. Các nhà khoa học cũng đã thành công trong việc biến đổi các tế bào trưởng thành bình thường thành tế bào gốc. Bằng cách tái lập trình di truyền (thay đổi các gen) trong tế bào trưởng thành, các nhà nghiên cứu tạo ra các tế bào có thể hoạt động tương tự như tế bào gốc phôi. Kỹ thuật mới này có thể cho phép sử dụng các tế bào được lập trình lại thay vì tế bào gốc phôi và ngăn hệ thống miễn dịch đào thải các tế bào gốc mới. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu việc sử dụng các tế bào trưởng thành thay đổi có gây ra tác dụng phụ ở người hay không.
  • Tế bào gốc chu sản (Perinatal stem cells): Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tế bào gốc trong nước ối cũng như máu dây rốn có khả năng biến đổi thành các tế bào chuyên biệt.

 

Nguyễn Tiến Sử, MD, PhD, MBA

🎓Tốt nghiệp Khoa Y, ngành Bác Sĩ Đa Khoa (MD), tại Đại Học Y Dược TP. HCM, VIETNAM (1995). 🎓Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa (PhD), ngành Y Học Ứng Dụng Gene, tại Tokyo Medical and Dental University, JAPAN (2007). 🎓Tốt nghiệp Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA), ngành Global Leadership, tại Bond University, AUSTRALIA (2015).

Trả lời