CRISPR/Cas13: Công cụ chỉnh sửa RNA và các ứng dụng Y học

10.12.2023 7:40 chiều

CRISPR/Cas13, là một hệ thống chỉnh sửa RNA mang tính đột phá. Hệ thống này còn được gọi là REPAIR (chỉnh sửa RNA để thay thế A thành I (G) có lập trình).

Tiềm năng ứng dụng của CRISPR/Cas13 trong lĩnh vực Y học rất lớn. Trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo vắc xin, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ CRISPR/Cas13 để thiết kế bộ gen của ký sinh trùng Leishmania, nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm của nó và phát triển thành vắc xin có khả năng tạo miễn dịch lâu dài.

Về mặt chẩn đoán, hệ thống chẩn đoán SHERLOCK đã được FDA cấp giấy phép khẩn cấp trong thời gian COVID-19. SHERLOCK có khả năng phát hiện sự hiện diện của RNA virus COVID-19 trong vòng 1 giờ so với các hệ thống khác cho kết quả trong 4-6 giờ. Một công cụ chẩn đoán khác được biết đến là FIND-IT. FIND-IT hoạt động trên nguyên tắc: khi enzyme Cas13 tiếp xúc với đoạn RNA mục tiêu (RNA của virus), các phân tử huỳnh quang sẽ được phóng thích. Tín hiệu huỳnh quang thu được cho biết có sự hiện diện của RNA virus trong mẫu thử.

Về mặt điều trị, CRISPR/Cas13 đã được sử dụng để phát triển một thuốc dạng hít, có thể ngăn chặn hầu hết các chủng cúm và nhiều loại vi-rút đường hô hấp khác, bao gồm cả SARS-CoV-23.

Tóm lại, CRISPR/Cas13 là công cụ chỉnh sửa RNA, với nhiều tiềm năng để phát triển những phương pháp chẩn đoán và điều trị mới trong lĩnh vực Y học.

BS. TS. Nguyễn Thị Thu Thảo

Tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa tại Đại học Y Dược TP.HCM (2016). Tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa tại Đại học Yamanashi, Nhật Bản. Công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. HCM. Hiện tại là Nghiên cứu viên tại Khoa Y, Đại học Yamanashi, Nhật Bản.

#chỉnh sửa RNA
#CRISPR
#CRISPR/Cas13