CRISPR (tên viết tắt của Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats) là công nghệ chỉnh sửa gene mang tính đột phá, giúp các nhà khoa học chỉnh sửa chuỗi DNA chính xác và hiệu quả. Công nghệ này đã mang về giải thưởng Nobel năm 2020 cho 2 nhà khoa học Emmanuelle Charpentier và Jennifer A. Doudna
CRISPR dựa trên cơ chế phòng thủ tự nhiên được vi khuẩn sử dụng để tự bảo vệ chúng khỏi virus. Khi bị nhiễm virus, vi khuẩn sẽ bắt lấy các mảnh nhỏ DNA của virus và chèn vào DNA của chính chúng theo một mô hình cụ thể để tạo ra các phân đoạn được gọi là mảnh CRISPR. Các mảnh CRISPR cho phép vi khuẩn “ghi nhớ” các virus đã nhiễm. Nếu bị virus tấn công lại, vi khuẩn sẽ tạo ra các phân đoạn RNA từ các mảng CRISPR nhận biết và gắn vào các vùng cụ thể của DNA của virus. Sau đó, vi khuẩn sử dụng Cas9 hoặc một loại enzym tương tự để cắt đoạn DNA của virus, và giúp vô hiệu hóa virus.
Trong y sinh học, CRISPR hoạt động bằng cách sử dụng các phân tử RNA để hướng dẫn (guide RNA) cho protein Cas9 đến vị trí cụ thể trên DNA, nơi nó cắt chuỗi DNA.
CRISPR có rất nhiều ứng dụng tiềm năng, từ điều trị bệnh di truyền đến tạo ra các sinh vật biến đổi gene. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về các vấn đề đạo đức và xã hội của việc chỉnh sửa gene.
Bài viết liên quan
Vaccines
Pfizer-BioNTech cập nhật vaccine đối với biến thể Omicron
Bệnh học
Bệnh u hạt bạch cầu ái toan kèm viêm đa mạch
Ung thư
Breyanzi – Liệu pháp tế bào CAR-T điều trị u lympho bào B lớn