Là bệnh mắt mãn tính, tiến triển gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến giảm hoặc mất thị lực. Một trong những yếu tố nguy cơ chính là nhãn áp. Bất thường trong hệ thống dẫn lưu dịch ở mắt, có thể khiến tích tụ dịch, dẫn đến tăng áp lực nội nhãn gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Mất thị lực bắt đầu từ vùng rìa của trường thị giác và từ từ ảnh hưởng đến thị lực trung tâm. Phải mất vài tháng đến nhiều năm sau khi tổn thương dây thần kinh xảy ra trước khi người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng. Một khi thị lực bị mất, sẽ không thể phục hồi.
Có nhiều loại glaucoma:
- Glaucoma góc mở (Open-angle glaucoma) – Là dạng phổ biến nhất, loại này gây ra do hư hỏng hệ thống lọc trong kênh dẫn lưu dịch ở mắt.
- Glaucoma góc đóng (Angle-closure glaucoma) – Loại này gây ra do sự tắc nghẽn cấp của các kênh dẫn lưu ở mắt do góc đóng hoặc hẹp giữa mống mắt và giác mạc nơi có hệ thống lọc.
- Glaucoma nhãn áp thấp hoặc bình thường (Low-tension or normal-tension glaucoma) – Loại này gây tổn thương đối với dây thần kinh thị giác mà nhãn áp không vượt quá phạm vi bình thường của nó.
- Glaucoma bẩm sinh (Congenital glaucoma) – Loại xảy ra ở trẻ sơ sinh khi các kênh dẫn lưu dịch trong mắt bất thường hoặc kém phát triển trong thời kỳ trước khi sinh.
- Glaucoma viêm màng bồ đào (Uveitic glaucoma) – Loại này thường do rối loạn tự miễn và viêm.
- Glaucoma tân sinh mạch (Neovascular glaucoma) – Loại này có liên quan đến bệnh tiểu đường kiểm soát kém và các tình trạng làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể.
Bài viết liên quan
Cơ xương khớp
Spinraza – Thuốc mới điều trị teo cơ tủy sống
Thần kinh
Caplyta – Thuốc mới trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Hô hấp
Ofev – Thuốc mới điều trị xơ hóa mô kẻ phổi tiến triển