Virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus : RSV) là một loại virus rất dễ lây lan, gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp ở mọi người thuộc mọi lứa tuổi. RSV lưu hành theo mùa, thường bắt đầu vào mùa thu và đạt đỉnh điểm vào mùa đông. Hầu hết trẻ nhỏ thường bị nhiễm RSV trong giai đoạn 2 tuổi đầu đời của chúng. Ở người lớn tuổi, RSV là nguyên nhân phổ biến của bệnh đường hô hấp dưới (lower respiratory tract disease), ảnh hưởng đến phổi và có thể gây viêm phổi và viêm tiểu phế quản đôi khi đe dọa tính mạng.
Nhóm nguy cơ
Mặc dù RSV có thể lây nhiễm cho mọi người ở mọi lứa tuổi nhưng nó đặc biệt nguy hiểm đối với:
- Trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi)
- Trẻ sinh non
- Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi mãn tính
- Người lớn trên 65 tuổi
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu
Triệu chứng
Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 4 đến 6 ngày sau khi bị nhiễm RSV bao gồm:
- Sổ mũi
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Ho khan
- Hắt xì
- Sốt
- Thở khò khè
(Ở trẻ sơ sinh các triệu chứng có thể là khó chịu, giảm hoạt động và khó thở)
Hầu hết các trường hợp nhiễm RSV sẽ tự biến mất sau một hoặc hai tuần. Tuy nhiên RSV cũng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng nặng hơn như viêm tiểu phế quản, và viêm phổi.
Chẩn đoán
RSV được chẩn đoán dựa trên bệnh sử, khám thực thể và các xét nghiệm chẩn đoán như lấy dịch mũi hoặc dịch tiết đường hô hấp khác để phát hiện virus.
Điều trị
Không có phương pháp điều trị cụ thể đối với nhiễm RSV (vaccine và thuốc kháng virus đang được nghiên cứu), chủ yếu kiểm soát cơn sốt và đau chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Nhiễm RSV thông thường không cần phải nhập viện. Nhưng một số người bị nhiễm RSV, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ dưới 6 tháng tuổi, có thể phải nhập viện nếu khó thở hoặc mất nước. Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể cần thở oxy, hoặc truyền dịch tĩnh mạch.
Phòng ngừa
Hiện tại vaccine có thể ngăn ngừa nhiễm RSV. Có những điều bạn có thể làm để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, chẳng hạn như:
- Rửa tay thường xuyên
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy
Cần lưu ý rằng đây là nội dung tổng quan và không thể thay thế lời khuyên y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn lo lắng hoặc có các triệu chứng liên quan, điều cần thiết là tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được đánh giá và hướng dẫn thích hợp.
Bài viết liên quan
Thần kinh
Quviviq – Thuốc mới điều trị chứng mất ngủ
Sản phụ khoa
Zurzuvae – Thuốc mới điều trị trầm cảm sau sinh
Thần kinh
Caplyta – Thuốc mới trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt