Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên

07.08.2023 12:54 sáng

Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (Randomized controlled trial: RCT) là một loại phương pháp thử nghiệm khoa học, nhằm mục đích giảm thiểu các sai số khi đánh giá hiệu quả của thuốc thử nghiệm hoặc phương pháp điều trị mới. Các đối tượng tham gia thử nghiệm được phân bổ ngẫu nhiên thành 2 hoặc nhiều nhóm để so sánh. Nhóm chứng là nhóm nhận thuốc thử nghiệm hoặc liệu pháp mới cần được đánh giá. Trong khi đó, nhóm còn lại được gọi là nhóm đối chứng, được nhận phương pháp điều trị thay thế, có thể là giả dược (Placebo) tá dược (Vehicle) hoặc thuốc đối chứng có hoạt tính dược (Comparator).

Thử nghiệm có thể tiến hành theo phương pháp mù (mù đơn hoặc mù đôi), có nghĩa là các thông tin người tham gia, sử dụng thuốc thử nghiệm hoặc liệu pháp nào, sẽ không được công bố cho đến sau khi thử nghiệm hoàn tất.

Nguyễn Tiến Sử, MD, PhD, MBA

🎓Tốt nghiệp Bác Sĩ Đa Khoa (MD), tại Đại Học Y Dược TP. HCM, VIETNAM (1995). 🎓Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa (PhD), ngành Y Học Ứng Dụng Gene, tại Tokyo Medical and Dental University, JAPAN (2007). 🎓Tốt nghiệp Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA), ngành Global Leadership, tại Bond University, AUSTRALIA (2015).

Để lại một bình luận