Sơ lược
Rối loạn vận động chậm phát (tardive dyskinesia : TD), là một rối loạn vận động nghiêm trọng không hồi phục do thuốc điều trị, đặc trưng bởi sự xuất hiện các cử động không tự chủ lặp đi lặp lại bất thường.
TD được đặt tên và phân loại vào đầu những năm 1960, một vài năm sau khi chlorpromazine được bán trên thị trường Hoa Kỳ như một chất chống loạn thần.
Ban đầu, những rối loạn vận động này được cho là do bệnh tâm thần hơn là do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, cuối cùng các nhà khoa học đã xác định được rằng những rối loạn vận động này có liên quan đến việc sử dụng thuốc chống loạn thần ngăn chặn thụ thể dopamine.
Triệu chứng
Rối loạn vận động được đặc trưng bởi các cử động lặp đi lặp lại không chủ ý của mặt, lưỡi (có thể bao gồm nhăn mặt, thè lưỡi hoặc nhếch môi), nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các chi và thân mình (như chuyển động quằn quại chậm chạp, giật cục), làm cản trở các hoạt động bình thường như ăn, nói và đi lại.
Các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và tần suất, và có thể trầm trọng hơn khi bị căng thẳng hoặc phấn khích.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác của TD vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng được cho là có liên quan đến sự phong tỏa mãn tính các thụ thể dopamin, do sử dụng các loại thuốc thuốc chống loạn thần trong một thời gian dài, dẫn đến sự gia tăng độ nhạy cảm của thụ thể.
Yếu tố nguy cơ
Nguy cơ phát triển TD sẽ tăng cao ở những người đã điều trị lâu dài bằng thuốc chống loạn thần, đặc biệt là những người lớn tuổi, nữ và có tiền sử rối loạn tâm trạng. Ngoài ra, những người có tiền sử rối loạn thần kinh, lạm dụng chất kích thích hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh TD có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Chẩn đoán
Để xác định xem rối loạn vận động của bệnh nhân có phải là TD hay không, trước tiên, bác sĩ lâm sàng phải loại trừ các rối loạn vận động khác thông qua thăm khám thực thể, cùng với bệnh sử tâm thần kinh và tiền sử dùng thuốc.
Một số thang đánh giá được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của TD, chẳng hạn như thang đánh giá cử động không tự chủ bất thường (Abnormal Involuntary Movement Scale : AIMS) và thang đánh giá triệu chứng ngoại tháp (Extrapyramidal Symptom Rating Scale : ESRS).
Trong một số trường hợp, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra các triệu chứng của bệnh nhân.
Điều trị
Điều trị TD có thể liên quan đến việc ngừng thuốc gây ra các triệu chứng, mặc dù điều này có thể khó khăn trong một số trường hợp, đặc biệt nếu thuốc đang được sử dụng để điều trị một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.
Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm chuyển sang sử dụng một loại thuốc khác có nguy cơ gây TD thấp hơn hoặc giảm liều lượng của loại thuốc.
Trong một số trường hợp, các loại thuốc như tetrabenazine hoặc valbenazine có thể được sử dụng để giúp kiểm soát các triệu chứng của TD. Ngoài ra, các liệu pháp hỗ trợ như vật lý trị liệu có thể hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng suy giảm chức năng liên quan đến TD.
Nguồn tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5472076/
- https://my.clevelandclinic.org/health/articles/6125-tardive-dyskinesia#:~:text=Tardive%20dyskinesia%20is%20an%20uncommon,antipsychotics%2C%20that%20treat%20mental%20illness.
- https://www.uspharmacist.com/article/tardive-dyskinesia-a-distressing-druginduced-movement-disorder
Bài viết liên quan
Miễn dịch - Dị ứng
Jakafi – Thuốc mới điều trị bệnh mô ghép chống chủ thể cấp tính
Ung thư
Lunsumio – Thuốc mới điều trị u lympho nang kháng trị
Ung thư Sản phụ khoa
Truqap – Thuốc mới điều trị ung thư vú