Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng mật độ của xương giảm, các khoảng trống nhỏ, giống như tổ ong bên trong xương tăng kích thước, làm xương mất độ chắc, độ dẻo dai vốn có của nó. Loãng xương thường tiến triển thầm lặng, không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cho đến khi gãy xương, khiến phần lớn trường hợp không được chẩn đoán và điều trị.
Càng cao tuổi, nguy cơ loãng xương càng tăng. Phụ nữ có nhiều khả năng bị loãng xương hơn nam giới. Mãn kinh là một yếu tố nguy cơ chính gây loãng xương ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55, do sự thay đổi nồng độ hormone. Đàn ông cũng bị loãng xương ở độ tuổi này, nhưng với tốc độ chậm hơn phụ nữ. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi từ 65 đến 70, phụ nữ và nam giới thường bị loãng xương với tỷ lệ như nhau.
Bài viết liên quan
Vaccines
Pfizer-BioNTech cập nhật vaccine đối với biến thể Omicron
Da liễu
Opzelura – Thuốc mới điều trị viêm da cơ địa
Huyết học
Sevenfact – Thuốc mới điều trị bổ sung bệnh Hemophilia A hoặc B