Việc tiêm phòng COVID-19 có thể giúp cơ thể bảo vệ bạn tránh khỏi bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, bạn có thể bị một số phản ứng phụ do tiêm vaccine, đó là những dấu hiệu bình thường, cho thấy cơ thể bạn đang đáp ứng, để thực hiện quá trình bảo vệ cơ thể bạn. Những phản ứng phụ này có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày.
Các phản ứng phụ thường gặp
- Phản ứng tại chổ tiêm: đau, sưng
- Phản ứng toàn thân: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu.
Xử trí
Nếu bạn bị đau hoặc cảm thấy khó chịu sau khi tiêm chủng, nên thảo luận với nhân viên y tế về việc dùng thuốc không kê đơn, như ibuprofen, aspirin, kháng histamine hoặc acetaminophen. Không nên dùng những loại thuốc này trước khi tiêm chủng với mục đích ngăn ngừa các phản ứng phụ, vì chưa rõ những loại thuốc này có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt tính của vaccine.
Một số mẹo nhỏ
- Giảm cảm giác khó chịu do đau: đắp khăn sạch, mát và ướt lên khu vực đau, vận động cánh tay
- Giảm cảm giác khó chịu do sốt: uống nhiều nước, mặc trang phục nhẹ nhàng.
Lên lịch tiêm chủng liều thứ 2
Tùy theo hãng sản xuất vaccine, mà qui định thời gian tiêm liều thứ 2 có khác nhau. Hãy liên hệ với cơ sở y tế địa phương để được hỗ trợ. Dưới đây là thông tin tham khảo để biết thêm thời gian tiêm liều thứ 2.
- Vaccine của Pfize-BioNTech: liều thứ 2 cách liều thứ nhất 3 tuần.
- Vaccine của Moderna: liều thứ 2 cách liều thứ nhất 4 tuần.
- Vaccine của AstraZeneca: liều thứ 2 cách liều thứ nhất 12 tuần.
Duy trì cách giãn và đeo khẩu trang sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vaccine, không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn được bảo vệ khỏi COVID-19. Trên thực tế trong giai đoạn thử nghiệm cho thấy, vẫn có người bị COVID-19 sau khi tiêm vaccine. Do đó cần duy trì cách giãn và đeo khẩu trang nơi đám đông, ít nhất là trong giai đoạn còn dịch.
Bài viết liên quan
Thần kinh
Ingrezza – Thuốc mới điều trị rối loạn vận động chậm phát
Ung thư
Xospata – Thuốc mới điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy
Bệnh học
Torsades de Pointes