Briviact – Thuốc mới điều trị co giật từng phần ở bệnh nhân động kinh

19.02.2016 7:51 chiều

BRIVIACT LÀ

Là thuốc dạng uống và dịch tiêm, chứa thành phần brivaracetam, có ái lực chọn lọc cao đối với SV2A trong não, do UCB phát triển và thương mại hóa. Briviact được chỉ định bổ trợ trong điều trị cơn co giật khởi phát từng phần ở bệnh nhân động kinh (Epilepsy) từ 4 tuổi trở lên.

Chỉ định này được FDA phê duyệt vào tháng 2 năm 2016.

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Brivaracetam có ái lực chọn lọc cao đối với SV2A trong não, có thể góp phần vào tác dụng chống co giật. Tuy nhiên, cơ chế chính xác mà Briviact tạo ra đối với chống co giật vẫn chưa được biết rõ.

HIỆU QUẢ LÂM SÀNG

Briviact được FDA phê duyệt dựa trên dữ liệu tổng hợp từ ba nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược, trên 1.550 bệnh nhân. Nghiên cứu 1 so sánh liều Briviact 50 mg / ngày và 100 mg / ngày với giả dược. Nghiên cứu 2 so sánh liều Briviact 50 mg / ngày với giả dược. Nghiên cứu 3 so sánh liều Briviact 100 mg / ngày và 200 mg / ngày với giả dược. Kết quả cho thấy tỷ lệ giảm 50% hoặc cao hơn tần suất co giật khởi phát từng phần là 34,2% (50 mg / ngày), 39,5% (100 mg / ngày) và 37,8% (200 mg / ngày), so với 20,3% đối với giả dược.

ĐIỀU TRỊ VỚI BRIVIACT VÀ TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP

Xem thêm tài liệu hướng dẫn sử dụng tại đây

Briviact được cung cấp dưới 3 dạng: viên nén, dịch uống và tiêm tiêm tĩnh mạch. Vẫn chưa rõ Briviact dạng tiêm có an toàn khi sử dụng cho trẻ em hay không. Briviact dạng tiêm chỉ nên dùng cho bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên nếu không thể dùng đương uống.

  • Người lớn (16 tuổi trở lên): Liều khuyến cáo khởi đầu là 50 mg x 2 lần / ngày (100 mg mỗi ngày). Dựa trên khả năng dung nạp và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân, liều lượng có thể được điều chỉnh xuống 25 mg x 2 lần / ngày ( 50 mg mỗi ngày) hoặc lên đến 100 mg x 2 lần / ngày (200 mg mỗi ngày).
  • Bệnh nhân nhi (4 tuổi đến dưới 16 tuổi): Liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể. Liều khuyến cáo ban đầu 0.5 mg/kg to 1.25 mg/kg x 2 lần /ngày. Liều duy trì là 0.5 mg/kg to 2.5 mg/kg x 2 lần /ngày.

Tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm: buồn ngủ / an thần, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn ói mửa.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-briviact-treat-partial-onset-seizures
  2. https://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/label/2018/205836s005,205837s004,205838s003lbl.pdf

Nguyễn Tiến Sử, MD, PhD, MBA

🎓Tốt nghiệp Khoa Y, ngành Bác Sĩ Đa Khoa (MD), tại Đại Học Y Dược TP. HCM, VIETNAM (1995). 🎓Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa (PhD), ngành Y Học Ứng Dụng Gene, tại Tokyo Medical and Dental University, JAPAN (2007). 🎓Tốt nghiệp Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA), ngành Global Leadership, tại Bond University, AUSTRALIA (2015).

#Brivaracetam
#Briviact
#Co giật khởi phát từng phần
#Co giật từng phần