Siliq – Thuốc mới điều trị bệnh vẩy nến mảng bám

16.02.2017 12:49 chiều

SILIQ LÀ

Là thuốc dạng dung dịch tiêm, chứa thành phần brodalumab, là kháng thể đơn dòng đối kháng interleukin 17 thụ thể A (IL-17RA), do Valeant Pharmaceuticals phát triển và thương mại hóa. Siliq được chỉ định điều trị bệnh vẩy nến mảng bám (Plaque psoriasis) từ trung bình đến nặng ở bệnh nhân người trưởng thành không đáp ứng với các liệu pháp toàn thân khác.

Chỉ định này được FDA phê duyệt vào tháng 2 năm 2017.

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Brodalumab là một kháng thể đơn dòng IgG2 liên kết chọn lọc với IL-17RA và ức chế tương tác nó với các cytokine IL-17A, IL-17F, IL-17C, IL-17A / F heterodimer và IL-25. IL-17RA là một protein biểu hiện trên bề mặt tế bào và là thành phần bắt buộc của các phức hợp thụ thể được sử dụng bởi nhiều cytokine họ IL-17. Việc chặn IL 17RA bằng brodalumab, ức chế các đáp ứng do IL-17 gây ra bởi cytokine bao gồm việc giải phóng các cytokinechemokine gây viêm.

HIỆU QUẢ LÂM SÀNG

Tính an toàn và hiệu quả của Siliq được xác lập trong ba thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược bao gồm 4.373 bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến thể mảng từ trung bình đến nặng. Điều trị bằng Siliq cho thấy lợi ích vượt trội so với giả dược về cải thiện làn da sạch, được đánh giá bằng điểm thay đổi tính chất và mức độ nghiêm trọng của vảy nến trên da.

ĐIỀU TRỊ VỚI SILIQ VÀ TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP

Xem thêm tài liệu hướng dẫn sử dụng tại đây

Siliq được cung cấp dưới dạng dung dịch tiêm dưới da. Liều khuyến cáo là 210 mg tiêm dưới da vào các Tuần 0, 1 và 2, sau đó là 210 mg sau mỗi 2 tuần. Nếu không đạt được đáp ứng đầy đủ sau 12 đến 16 tuần điều trị bằng Siliq, hãy cân nhắc việc ngừng điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: đau khớp, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, đau họng, buồn nôn, đau cơ, phản ứng tại chỗ tiêm, cúm, số lượng bạch cầu thấp và nhiễm nấm.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-new-psoriasis-drug
  2. https://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/label/2017/761032lbl.pdf

Nguyễn Tiến Sử, MD, PhD, MBA

🎓Tốt nghiệp Khoa Y, ngành Bác Sĩ Đa Khoa (MD), tại Đại Học Y Dược TP. HCM, VIETNAM (1995). 🎓Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa (PhD), ngành Y Học Ứng Dụng Gene, tại Tokyo Medical and Dental University, JAPAN (2007). 🎓Tốt nghiệp Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA), ngành Global Leadership, tại Bond University, AUSTRALIA (2015).

#Bệnh vẩy nến
#Brodalumab
#Siliq