Hội chứng Stevens-Johnson (Stevens-Johnson syndrome: SJS) là gì
Là một tình trạng tổn thương da – niêm mạc nghiêm trọng, hiếm gặp, thường là do phản ứng với thuốc điều trị. Hội chứng này thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm, tiếp theo là phát ban, đau lan rộng và mụn nước phồng rộp. Sau đó lớp trên cùng của vùng da tổn thương chết, bong tróc và bắt đầu lành lại sau vài ngày.
Một dạng nghiêm trọng hơn của SJS được gọi là hoại tử biểu bì nhiễm độc (toxic epidermal necrolysis: TEN), khi tổn thương chiếm hơn 30% diện tích bề mặt da của cơ thể và tổn thương niêm mạc diện rộng.
- Các loại thuốc có thể gây ra hội chứng Stevens-Johnson bao gồm: Thuốc chống bệnh gout (chẳng hạn như allopurinol). Thuốc điều trị co giật và bệnh tâm thần. Thuốc kháng khuẩn sulfonamides (bao gồm sulfasalazine). Nevirapine (Viramune, Viramune XR). Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium.
- Các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra hội chứng Stevens-Johnson bao gồm viêm phổi và HIV.
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra SJS bao gồm: Nhiễm trùng, nhiễm HIV (người nhiễm HIV, có tỷ lệ xảy ra SJS / TEN rất cao), hệ thống miễn dịch suy yếu (ghép nội tạng, HIV / AIDS và các bệnh tự miễn dịch), bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư máu), những người có tiền sử SJS / TEN.
Biểu hiện lâm sàng
Khoảng 1 đến 3 ngày trước khi phát ban, các dấu hiệu ban đầu có thể bao gồm: sốt, đau miệng và cổ họng, mệt mỏi, cảm giác nóng rát mắt. Khi tình trạng bệnh tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: đau da và phát ban đỏ lan rộng, nổi mụn rộp trên da và niêm mạc ở miệng, mũi, mắt và bộ phận sinh dục. Da bong tróc trong vòng vài ngày sau khi mụn rộp hình thành.
Chẩn đoán
- Có thể xác định hội chứng Stevens-Johnson dựa trên tiền sử bệnh, bao gồm xem xét các loại thuốc sử dụng hiện tại hoặc đã ngừng gần đây.
- Sinh thiết da. Để xác định chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân khác.
- Cấy bệnh phẩm : Có thể lấy mẫu cấy qua da hoặc miệng hoặc cấy từ các khu vực khác để xác nhận hoặc loại trừ nhiễm trùng.
- Chẩn đoán hình ảnh. Tùy thuộc vào các triệu chứng chụp X-quang phổi để kiểm tra viêm phổi.
- Xét nghiệm máu. Những xét nghiệm này được sử dụng để xác nhận nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân có thể khác.
Xử trí
Hội chứng Stevens-Johnson là một trường hợp cấp cứu y khoa thường phải nhập viện. Việc điều trị tập trung vào:
- Loại bỏ nguyên nhân (Xác định thuốc điều trị)
- Chăm sóc hỗ trợ: Bù dịch thông qua truyền dịch (do mất lượng lớn dịch cơ thể). Cung cấp dinh dưỡng qua ống thông mũi dạ dày.
- Chăm sóc tổn thương da và mắt
- Thuốc giảm đau để kiểm soát đau.
- Thuốc giảm viêm mắt và niêm mạc (steroid tại chỗ).
- Thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng, khi cần thiết.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các loại thuốc toàn thân khác có thể được xem xét, bao gồm cả corticosteroid uống và globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch.
Nguồn tham khảo
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stevens-johnson-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20355942
- https://www.mhlw.go.jp/topics/2006/11/dl/tp1122-1a22.pdf
Bài viết liên quan
Di truyền
Galafold – Thuốc mới điều trị bệnh Fabry
Nhiễm trùng
Talicia – Thuốc mới điều trị Helicobacter Pylori
Ung thư
Verzenio – Thuốc mới điều trị ung thư vú với HR (+) / HER2 (-)