Lenmeldy – Liệu pháp gene đầu tiên điều trị loạn dưỡng chất trắng dị sắc

19.03.2024 8:12 sáng

LENMELDY LÀ GÌ

Lenmeldy (atidarsagene autotemcel) là dịch thể đục chứa các tế bào gốc tạo máu tự thân đã được biến đổi gene, do Orchard Therapeutics phát triển và thương mại hóa. Lenmeldy được chỉ định để điều trị cho trẻ em mắc chứng loạn dưỡng chất trắng dị sắc (metachromatic leukodystrophy: MLD) giai đoạn nhũ nhi hậu kỳ-tiền triệu chứng (pre-symptomatic late infantile: PSLI), trẻ vị thành niên-tiền triệu chứng (pre-symptomatic early juvenile: PSEJ) hoặc trẻ vị thành niên-triệu chứng giai đoạn sớm (early symptomatic early juvenile: ESEJ).

Chỉ định này được FDA phê duyệt vào tháng 3 năm 2024. Đồng thời Lenmeldy cũng được FDA công nhận là thuốc đặc trị bệnh hiếm.

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Tế bào gốc tạo máu (hematopoietic stem cell: HSC) CD34+ của bệnh nhân được chèn một hoặc nhiều bản sao cDNA có bổ sung chức năng arylsulfatase A (ARSA). Sau khi truyền Lenmeldy, HSC CD34+ sẽ di chuyển và lưu trú ở tủy xương. Tại đây HSC CD34+ sẽ tạo ra các thế hệ tế bào tiếp theo có thể sản xuất enzyme ARSA chức năng có thể phân hủy hoặc ngăn chặn sự tích tụ sulfatide có hại.

HIỆU QUẢ LÂM SÀNG

Hiệu quả của Lenmeldy được đánh giá dựa trên dữ liệu từ 37 trẻ em đã dùng Lenmeldy trong hai thử nghiệm lâm sàng nhãn mở. Những trẻ được điều trị bằng Lenmeldy được so sánh với những trẻ không được điều trị (trong quá khứ tự nhiên). Mục đánh giá chính về hiệu quả là khả năng sống sót không bị suy giảm vận động nghiêm trọng, được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi xuất hiện lần đầu tiên mất khả năng vận động và mất khả năng ngồi mà không có sự hỗ trợ hoặc tử vong. Ở trẻ em mắc MLD, điều trị bằng Lenmeldy làm giảm đáng kể nguy cơ suy giảm vận động nghiêm trọng hoặc tử vong so với trẻ không được điều trị.

Tất cả trẻ em mắc bệnh MLD giai đoạn nhũ nhi hậu kỳ có tiền triệu chứng được điều trị bằng Lenmeldy đều còn sống lúc 6 tuổi, so với chỉ 58% trẻ em trong nhóm bệnh trong tự nhiên. Khi được 5 tuổi, 71% trẻ được điều trị đã có thể đi lại mà không cần sự trợ giúp. 85% trẻ em được điều trị có chỉ số IQ về ngôn ngữ và hoạt động bình thường, điều này chưa được báo cáo ở những trẻ không được điều trị. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh MLD ở trẻ vị thành niên có tiền triệu chứng và có triệu chứng giai sớm cho thấy vận động và/hoặc nhận thức của bệnh tiến triển chậm lại.

ĐIỀU TRỊ VỚI LENMELDY VÀ TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP

Xem thêm tài liệu hướng dẫn sử dụng tại đây.

Trẻ em phải trải qua quá trình huy động HSC, sau đó là phân tách để thu được tế bào CD34+ để sản xuất Lenmeldy. Liều lượng Lenmeldy dựa trên số lượng tế bào CD34+ trong (các) túi truyền/kg trọng lượng cơ thể.

Loại MLDLiều khuyến cáo tối thiểu
(CD34+ tế bào/kg)
Liều khuyến cáo tối
(CD34+ tế bào/kg)
Nhũ nhi hậu kỳ-tiền triệu chứng4.2 x 10630 x 106
Trẻ vị thành niên-tiền triệu chứng9 x 10630 x 106
Trẻ vị thành niên-triệu chứng giai đoạn sớm6.6 x 10630 x 106

Tác dụng phụ (Không phải trị số xét nghiệm) phổ biến (tỷ lệ mắc ≥ 10%) là: sốt giảm bạch cầu trung tính (85%), viêm miệng (77%), nhiễm trùng đường hô hấp (54%), phát ban (33%), nhiễm trùng liên quan đến dụng cụ y khoa (31%) , nhiễm virus khác (28%), sốt (21%), viêm dạ dày ruột (21%) và gan to (18%). Các bất thường xét nghiệm thường gặp nhất là: tăng D-dimer (67%), giảm bạch cầu trung tính (28%) và tăng men gan (23%).

Nguồn tham khảo

  1. https://www.globenewswire.com/news-release/2024/03/18/2848132/0/en/Orchard-Therapeutics-Receives-FDA-Approval-of-Lenmeldy-atidarsagene-autotemcel-the-Only-Therapy-for-Eligible-Children-with-Early-onset-Metachromatic-Leukodystrophy-in-the-U-S.html
  2. https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-first-gene-therapy-children-metachromatic-leukodystrophy
  3. https://www.orchard-tx.com/wp-content/uploads/2024/03/USPI_final_3-18-24.pdf

Nguyễn Tiến Sử, MD, PhD, MBA

🎓Tốt nghiệp Khoa Y, ngành Bác Sĩ Đa Khoa (MD), tại Đại Học Y Dược TP. HCM, VIETNAM (1995). 🎓Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa (PhD), ngành Y Học Ứng Dụng Gene, tại Tokyo Medical and Dental University, JAPAN (2007). 🎓Tốt nghiệp Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA), ngành Global Leadership, tại Bond University, AUSTRALIA (2015).

#Atidarsagene autotemcel
#Lenmeldy
#Loạn dưỡng chất trắng dị sắc