LENVIMA LÀ GÌ
Là thuốc dạng viên uống, chứa thành phần lenvatinib, là chất ức chế kinase, do Eisai phát triển và thương mại hóa. Lenvima được chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa tái phát tại chỗ hoặc di căn tiến triển, đề kháng iodine phóng xạ.
Chỉ định này được FDA phê duyệt vào tháng 2 năm 2015.
CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Lenvatinib là một chất ức chế thụ thể tyrosine kinase (receptor tyrosine kinase: RTK), bao gồm ức chế hoạt tính kinase của các thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGFR-1 (FLT1), VEGFR-2 (KDR) và VEGFR-3 (FLT4). Lenvatinib cũng ức chế các RTK khác bao gồm các thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi FGFR1, 2, 3, và 4; thụ thể của yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu PDGFRα, KIT và RET liên quan đến sự tăng sinh khối u. Đặc biệt, tác nhân này đồng thời ức chế VEGFR, FGFR và cả RET, liên quan đến hình thành mạch khối u và tăng sinh ung thư tuyến giáp.
HIỆU QUẢ LÂM SÀNG
Lenvima được FDA phê duyệt dựa trên kết quả nghiên cứu SELECT, là nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên, mù đôi, trên 392 bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa tái phát tại chổ hoặc di căn tiến triển, đề kháng iodine phóng xạ. Tiêu chí đánh giá chính của nghiên cứu là thời gian sống bệnh không hóa ác (PFS), Lenvima đã chứng minh PFS gia tăng có ý nghĩa thống kê so với giả dược. PFS trung vị ở nhóm Lenvima là 18,3 tháng so với 3,6 tháng ở nhóm giả dược. Ngoài ra, Lenvima đã chứng minh cải thiện tỷ lệ đáp ứng (Bao gồm đáp ứng hoàn toàn và đáp ứng một phần) so với giả dược; tỷ lệ đáp ứng ở nhôm Lenvima là 64,8% so với giả dược là 1,5%. Đặc biệt, đáp ứng hoàn toàn là 1,5% (4 bệnh nhân) ở nhóm Lenvima và 0% ở nhóm giả dược.
ĐIỀU TRỊ VỚI LENVIMA VÀ TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP
Xem thêm tài liệu hướng dẫn sử dụng tại đây
Lenvima được cung cấp dưới dạng viên nang, liều khuyến cáo là 24 mg uống một lần mỗi ngày. Ở bệnh nhân suy thận hoặc suy gan nặng, liều là 14 mg x 1 lần / ngày.
Tác dụng phụ liên quan đến điều trị Lenvima phổ biến (> 40%) là tăng huyết áp (67,8%), tiêu chảy (59,4%), mệt mỏi hoặc suy nhược (59,0%), giảm cảm giác thèm ăn (50,2%), sụt cân (46,4%) và buồn nôn (41,0%).
Nguồn tham khảo:
- https://www.eisai.com/news/news201510.html
- https://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/label/2015/206947s000lbl.pdf
Bài viết liên quan
Tim mạch
Inpefa – Thuốc mới điều trị suy tim
Tin khác
Xét nghiệm đo nồng độ IL-6 trong COVID-19 được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp
Tim mạch
Xarelto – Thuốc mới giúp giảm nguy cơ đột quỵ tim mạch